Sữa hạt Nut Fresh Diabetes Bữa ăn cân bằng chuyển hóa

Danh mục: Kiến thức Đọc: 14 Bình luận: 0

Hội chứng rối loạn chuyển hóa, rối loạn chuyển hóa là gì

Rối loạn chuyển hóa là tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, điển hình là rối loạn chuyển hóa chất đường, rối loạn chuyển hóa chất béo. Hậu quả của rối loạn chuyển hóa là gây ra tình trạng thừa cân béo phì, cao huyết áp, cao mỡ máu, bệnh tiểu đường tuýp 2 và kéo theo hàng loạt những vấn đề về sức khỏe khác như các bệnh về tim mạch, bệnh mạch vành, tai biến, đột quỵ, bệnh thận, bệnh về mắt, bệnh xương khớp, tổn thương thần kinh mạch máu ngoại biên, suy giảm hệ miễn dịch…

Dấu hiệu nhận biết rối loạn chuyển hóa

Nếu bạn gặp phải 3 trong 5 dấu hiệu sau đây chứng tỏ trong cơ thể bạn đang xảy ra những rối loạn chuyển hóa

Thứ nhất: Đường huyết đo được lúc bụng đói > 6.7 mmol/l máu, hoặc đang bị bệnh tiểu đường tuýp 2

Thứ hai: Chỉ số huyết áp đo được lúc nghỉ ngơi 130/85 mmHg – Dấu hiệu tiền cao huyết áp

Thứ ba: Mức triglyceride trong máu cao hơn hoặc bằng 2 mmol/l

Thứ tư: Mức HDL(cholesterol tốt) trong máu thấp, ít hơn 1 mmol/lit đối với nam giới và 1,4 mmol/l đối với nữ.

Thứ năm: Số đo vòng eo đo ngang rốn lớn hơn 102 cm đối với nam giới và 88 cm đối với nữ

Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa:

Rối loạn chuyển hóa có liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn uống và vận động. Một chế độ ăn nhiều chất bột đường, nhiều chất béo, thói quen tiêu dùng thực phẩm tiện lợi, thức ăn nhanh, thực phẩm công nghiệp, thực phẩm chế biến sẵn, chế biến món ăn cầu kỳ… cùng với cuộc sống tĩnh tại, ít vận động, căng thẳng, stress được biến đến là những yếu tố chính góp phần gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa. Ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên, sống vui vẻ, tran hào là yếu tố quan trọng để lấy lại căn bằng chuyển hóa trong cơ thể.

Hậu quả nếu để tình trạng rối loạn chuyển hóa kéo dài

Rối loạn chuyển hóa được biết là khởi nguồn của hàng loạt những căn bệnh mãn tính không lây hiện nay. Chủ động cân bằng chuyển hóa là yếu tố then chốt để phòng tránh những căn bệnh mãn tính không lây như tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa thành mạch, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, các tình trạng suy giảm chức năng thận, chức năng hệ xương khớp…

Ai là những người có nguy cơ cao bị rối loạn chuyển hóa

  • Người thừa cân béo phì
  • Người bị tiền tiểu đường, hoặc đang bị tiểu đường
  • Người có mỡ máu cao, cao huyết áp
  • Những người béo bụng, người ít hoạt động thể chất, người có chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và cholesterol.
  • Những Người thuộc nhóm nguy có nguy cơ cao bị tiểu đường: Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, phụ nữ từng sinh con có cân nặng > 4kg, hoặc những đứa trẻ sinh ra có cận nặng > 4kg. Những người trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em bị tiểu đường tuýp 2…

Những sai lầm trong ăn uống để cân bằng chuyển hóa.

Rất nhiều người bị thừa cân béo phì, khi phát hiện bị tiểu đường, mỡ máu … đã áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem, bỏ đói cơ thể, thậm chí nhiều người chuyển qua chế độ ăn chay vì họ cho rằng những cách ăn này giúp họ khỏe hơn. Đồng ý với chế độ ăn kiêng kham khổ sẽ giúp cân nặng có thể giảm xuống, đường huyết, mỡ máu có thể ổn định nhưng cơ thể đang thiếu dưỡng chất trầm trọng đặc biệt là những vi chất dinh dưỡng khiến suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy để kiểm soát cân nặng, kiểm soát đường huyết, mỡ máu, huyết áp, cân bằng lại những chuyển hóa trong cơ thể không phải là ăn kiêng khem, bỏ đói cơ thể, không ăn chất bột đường, không ăn mỡ, không ăn thịt cá..quan trọng là lựa chọn thực phẩm nào cho tốt, cách ăn, cách chế biến như thế nào có lợi cho sức khỏe với là điều quan trọng.

Bữa hạt Nut Fresh Diabetes Bữa ăn cân bằng chuyển hóa

Sữa hạt Nut Fresh Diabetes đạt tiêu chuẩn là dạng bữa ăn lành mạnh bởi lẽ đây là bữa ăn thực vật được kết hợp từ 14 loại với đầy đủ các nhóm dưỡng chất và được định tính, định lượng đạt tiêu chuẩn là một bữa ăn: 

  • Nhóm chất bột đường: Gạo lứt đỏ, Hạt chia
  • Nhóm chất đạm: Hạt đậu đỏ, hạt đậu đen, Hạt hồ đào
  • Nhóm chất béo: Hạnh nhân, Hạt dẻ, Hạt Điều, Hạt macca, Hạt dẻ cười, Hạt óc chó, Hạt sachi, Hạt vừng, Hạt lạc, Hạt bí xanh.
  • Ngoài thành phần chính thì trong mỗi loại hạt điều chứa đa dạng các vitamin, khoáng tố, chất xơ, các hoạt chất sinh học thực vật và được phối hợp theo công thức, có  định tính, định lượng theo tiêu chuẩn cấu trúc một bữa ăn.

Sữa hạt Nut Fresh Diabete không chứa những thành phần gây hại cho cơ thể –  được kiểm định không chứa muối, không đường, không chất béo sấu, không chất béo chuyển hóa, không nấm mốc, không kim loại nặng, không chất bảo quản, không biến đổi gen, 100% thuần thực vật…

Sữa hạt Nut Fresh Diabetes Mỗi khẩu phần ăn chỉ có 115 kcalo ( trong khi đó 1 bát cơm gạo trắng là 200 kcalo, 1 quả chuối khoảng 100 kcalo) cung cấp 5 gam chất đạm, cung cấp hàm lượng cao chất béo tốt omega 3,6,9 vì vậy đây là bữa ăn sáng, bữa ăn phụ an toàn, lành mạnh, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đồng thời lại không làm dư thừa năng lượng, không gây tích trữ mỡ trong cơ thể từ đó  giúp kiểm soát cân nặng, ngăn chặn tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể góp phần phòng tránh tiểu đường, cao mỡ máu, cao huyết áp, 

Tìm hiểu chi tiết toàn bộ thành phần, công dụng sản phẩm Sữa hạt Nut Fresh Diabetes TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

Trả lời