Thịt bò là nguồn thực phẩm phong phú về đạm và các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng nhiều người vẫn băn khoăn liệu “bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không? Nhất là khi chế độ ăn uống của người tiểu đường cần được quản lý rất chặt chẽ. Hãy cùng Sữa Hạt Bình An tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Chỉ số đường huyết của thịt bò
Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo tốc độ mà carbohydrate trong thực phẩm được chuyển hóa thành glucose trong máu. Nhìn chung các loại thịt bò đều có chỉ số đường huyết bằng 0. Chỉ số này không phụ thuộc vào phần thịt, tỷ lệ cơ/mỡ, giống bò, hay điều kiện chăn nuôi. Trung bình, 100g thịt bò (dù là phần nào của con bò) chứa từ 0 đến 2 gram carbohydrate. Với mức carbohydrate thấp này (dưới 2% khối lượng), thịt bò là một nguồn dinh dưỡng phù hợp cho chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.
>> Xem thêm: KHÁM PHÁ NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không
Người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn thịt bò, nhưng cần phải chú ý đến lượng tiêu thụ. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Khi được tiêu thụ một cách hợp lý, thịt bò có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
Chỉ với 100g thịt bò, bạn có thể bổ sung từ 19 đến 23g protein, 13g chất béo, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin B3, B6 và B12. Thịt bò còn chứa axit linoleic (CLA) giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Nó làm giảm mức cholesterol xấu trong máu và góp phần kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
Thịt bò cung cấp protein chất lượng cao với đủ 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể tự tổng hợp được. Chúng hấp thụ glucose từ máu hiệu quả hơn dưới sự điều chỉnh của insulin. Từ đó cải thiện tình trạng kháng insulin, nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và giúp kiểm soát đường huyết sau bữa ăn.
Chất béo trong thịt bò không sản sinh glucose khi được phân giải. Do đó, không làm tăng đường huyết sau bữa ăn. Ngoài ra, chất béo còn giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose ở ruột. Từ đó hạn chế tăng đột ngột đường huyết sau bữa ăn do tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate.
Vitamin B3 cải thiện thành phần lipid trong máu, giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Nó tăng cường mức cholesterol HDL (cholesterol tốt), làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời giảm tổng hợp triglyceride ở gan, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.
Người tiểu đường ăn nhiều thịt bò có sao không
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn thịt bò quá nhiều hoặc ăn hàng ngày. Việc thụ quá mức có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điều trị bệnh:
Thịt bò chứa nhiều protein cùng với các loại chất béo bão hòa và không bão hòa. Sử dụng thịt bò quá thường xuyên có thể dẫn đến nguy cơ tăng cân và béo phì.
Việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ như thịt bò có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường, chẳng hạn như bệnh tim mạch. Hàm lượng đạm và chất béo cao có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và xơ vữa động mạch.
Thịt bò chứa nhiều natri, và tiêu thụ quá nhiều có thể gây dư thừa natri trong cơ thể. Điều này khiến cơ thể phải giữ nước để pha loãng natri, làm tăng thể tích máu. Từ đó gây áp lực lên mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp và kháng insulin. Kết quả là việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
Người bệnh tiểu đường ăn thịt bò sao cho an toàn
Người bị tiểu đường có thể ăn thịt bò, nhưng để đảm bảo an toàn cần chú ý một số điểm sau:
Lượng tiêu thụ hợp lý: Người bị tiểu đường nên tiêu thụ khoảng 18 ounce (khoảng 508g) thịt bò mỗi tuần. Lượng thịt này nên được chia thành 4-5 bữa, tức là mỗi bữa ăn khoảng 100g thịt bò.
Chế biến đơn giản: Ưu tiên phương pháp hấp, luộc hoặc hầm sẽ giúp giảm lượng chất béo không cần thiết. Tránh chiên hoặc xào với nhiều dầu mỡ sẽ không tốt sức khỏe. Không nên ăn các sản phẩm chế biến sẵn như khô bò, thịt bò đóng hộp, vì thường chứa nhiều chất béo bão hòa, gia vị, phụ gia và muối, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Chọn phần thịt ít mỡ: Ưu tiên các phần thịt bò nạc như thịt thăn, thịt vai hoặc bắp bò. Việc này giúp hạn chế lượng chất béo bão hòa tiêu thụ.
Kết hợp với rau xanh: Rau sẽ cung cấp thêm chất xơ và vitamin, hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu
Thời điểm ăn: Nên ăn thịt bò trong các bữa chính trong ngày và hạn chế tiêu thụ vào buổi tối. Thịt bò chứa nhiều sắt, và ăn vào buổi tối có thể làm tăng hoạt động của gan. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tăng đường huyết đột ngột.
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Mỗi cơ thể có thể phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm. Để đảm bảo ăn thịt bò an toàn với kế hoạch điều trị của bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng
Khi nào người bệnh tiểu đường nên kiêng thịt bò
Mặc dù người tiểu đường có thể ăn thịt bò với mức độ hợp lý. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt cần tránh tiêu thụ loại thịt này:
Người tiểu đường bị gout: Thịt bò giàu protein, có thể làm tăng mức axit uric trong máu, gây trầm trọng thêm tình trạng gout.
Người tiểu đường bị sỏi thận: Hàm lượng protein cao trong thịt bò có thể làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu. Đây là một yếu tố góp phần hình thành sỏi thận.
Người tiểu đường có mỡ máu cao: Thịt bò chứa nhiều protein và chất béo, có thể làm tăng mức mỡ trong máu. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc các biến chứng tim mạch.
Người tiểu đường bị huyết áp cao: Thịt bò chứa nhiều natri, việc tiêu thụ có thể làm cơ thể giữ nước để pha loãng natri trong máu. Từ đó làm tăng thể tích máu và gây áp lực lên các mạch máu, khiến cho huyết áp khó kiểm soát hơn.
>> Xem thêm: SỮA HẠT DÀNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG LOẠI NÀO TỐT
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không”. Việc kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn uống sẽ giúp người bệnh duy trì sức khỏe tốt hơn. Liên hệ ngay với Sữa Hạt Bình An để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN FRESH FOOD BÌNH AN
Địa chỉ: NO 01-LK29, ngõ 48, Đường Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0398.762.889
Thị trường miền Bắc: 0963.136.984
Thị trường Tây Bắc: 0965.378.972
Thị trường miền Nam, miền Đông: 0904.739.129
Email: freshfoodbinhan@gmail.com
Để lại một bình luận