Người Bị Bệnh Tiểu Đường Có Ăn Được Gạo Lứt Không?

Danh mục: Sức khỏe Đọc: 4 Bình luận: 0

Gạo lứt là loại thực phẩm quen thuộc với những người muốn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, với những người bị bệnh tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Vậy những người mắc bệnh tiểu đường có ăn được gạo lứt không? Cùng Sữa Hạt Bình An tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé.

Người Bị Bệnh Tiểu Đường Có Ăn Được Gạo Lứt Không?

Dinh dưỡng có trong gạo lứt

Gạo lứt không bị tách bỏ lớp cám và mầm như gạo trắng. Loại gạo này giữ nguyên tất cả các chất dinh dưỡng vốn có. Vì thế gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao gấp đôi và magne gấp ba lần so với gạo trắng. Gạo lứt có thể giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Hiện nay, hai loại gạo lứt phổ biến nhất là gạo lứt đỏ và gạo lứt đen, mỗi loại đều có ưu điểm riêng biệt:

  • Gạo lứt đỏ: Loại gạo này có màu đỏ nâu và khi nấu chín, có độ dẻo vừa phải. Gạo lứt đỏ cung cấp nhiều chất xơ và vitamin A, B, rất phù hợp cho người ăn chay và người bị tiểu đường.

  • Gạo lứt đen: Với màu tím than đặc trưng, gạo lứt đen chứa nhiều chất xơ, ít đường và các hợp chất thực vật có lợi giúp phòng ngừa bệnh tim và chống ung thư. Đây là lựa chọn tốt và an toàn cho sức khỏe, nhất là đối với người mắc tiểu đường.

>> Xem thêm: KHÁM PHÁ NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường có ăn được gạo lứt không?

Chỉ số đường huyết (GI) của gạo lứt là 68, thấp hơn chỉ số GI của gạo trắng là 73. Nghĩa là lượng đường trong gạo lứt được hấp thụ vào cơ thể từ từ và được đào thải tốt hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn. Do đó, gạo lứt là lựa chọn tốt và an toàn cho người đang kiểm soát bệnh tiểu đường.

Gạo lứt chỉ bị loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, nên chúng giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn. Hàm lượng chất xơ và magne cao giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Lượng lớn chất xơ có trong gạo lứt giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tạo cảm giác no lâu hơn. Từ đó giúp người mắc bệnh tiểu đường duy trì cân nặng ổn định, giảm cảm giác thèm ăn. Đồng thời ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Gạo lứt còn rất hữu ích cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. Hàm lượng magne trong gạo lứt giúp cơ thể sản xuất insulin tốt hơn, giúp ổn định lượng đường trong máu.

Ngoài ra, gạo lứt còn chứa các hợp chất flavonoid có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó giúp chống viêm và ngăn ngừa các bệnh tim mạch cũng như bảo vệ chức năng não. Với những lợi ích này, người tiểu đường có thể dùng gạo lứt thay cho gạo trắng để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Người Bị Bệnh Tiểu Đường Có Ăn Được Gạo Lứt Không?

Những lợi ích của gạo lứt đối với người tiểu đường

Gạo lứt giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn nhờ hàm lượng chất xơ cao. Điều này rất quan trọng đối với những người thừa cân và người mắc bệnh tiểu đường type 2. Kiểm soát đường huyết giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự tiến triển của bệnh.

So với gạo trắng, chế độ ăn kiêng với gạo lứt giúp giảm lượng đường trong máu và hemoglobin A1c. Sử dụng gạo lứt thường xuyên và trong thời gian dài (khoảng 10 bữa ăn gạo lứt mỗi tuần trong ít nhất 8 tuần) sẽ giúp cải thiện đường huyết cũng như chức năng nội mô. Đây là những chỉ số quan trọng để đo lường sức khỏe tim mạch.

Gạo lứt cũng có thể hỗ trợ giảm cân, giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường huyết. Những phụ nữ bị béo phì hoặc thừa cân ăn khi ăn 150 gam gạo lứt mỗi ngày giúp giảm đáng kể cân nặng, vòng eo và chỉ số khối cơ thể (BMI) so với những người ăn cơm trắng.

Giảm cân là yếu tố rất quan trọng. Một nghiên cứu đã chỉ ra những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 khi giảm 10% cân nặng cơ thể trở lên trong vòng 5 năm có khả năng thuyên giảm bệnh gấp đôi trong thời gian đó.

Người Bị Bệnh Tiểu Đường Có Ăn Được Gạo Lứt Không?

Người tiểu đường nên ăn bao nhiêu gạo lứt

Gạo lứt là một thực phẩm tốt nhưng chứa hàm lượng carbohydrate cao. Vì vậy, cần tiêu thụ gạo lứt với lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe cho người bị đái tháo đường. Quản lý lượng carbohydrate rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Do đó, người bệnh cần chú ý đến lượng gạo lứt ăn trong mỗi bữa.

Người tiểu đường nên xác định lượng tiêu thụ tối đa dựa trên mục tiêu kiểm soát đường huyết và phản ứng của cơ thể. Nếu mục tiêu là 30 gam carbohydrate mỗi bữa, chỉ nên ăn 100 gam gạo lứt (khoảng 1/2 bát), chứa khoảng 26 gam carbs. Còn lại hãy bổ sung từ những thực phẩm ít carbohydrate thấp như rau xanh và ức gà.

Ngoài ra, hãy kết hợp các thực phẩm bổ dưỡng khác trong mỗi bữa ăn. Bao gồm  chất béo lành mạnh, protein nạc, hoa quả và rau củ ít carbs. Chế độ ăn đa dạng và cân bằng sẽ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất và duy trì đường huyết ổn định.

Một nghiên cứu cho thấy những người tiểu đường có chất lượng bữa ăn cao hơn sẽ kiểm soát đường huyết tốt hơn đáng kể so với những người có chế độ ăn uống kém. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định chế độ ăn uống cân bằng phù hợp với bạn.

>> Xem thêm: SỮA HẠT CÓ TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG?

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bệnh tiểu đường có ăn được gạo lứt không”. Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp, hàm lượng chất xơ cao và các dưỡng chất thiết yếu. Nếu ăn gạo lứt và kết hợp với một chế độ ăn uống cân bằng, bạn có thể dễ dàng kiểm soát đường huyết hơn. Liên hệ ngay với Sữa Hạt Bình An để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

CÔNG TY CỔ PHẦN FRESH FOOD BÌNH AN

Địa chỉ: NO 01-LK29, ngõ 48, Đường Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0398762889

Email: freshfoodbinhan@gmail.com

Để lại một bình luận

Trả lời